GIỚI THIỆU ẤN BẢN MỚI (2019)
“THUẬT
NGỮ ÂM NHẠC – VIỆT/ ANH/ Ý/ PHÁP/ ĐỨC”
CỦA TIẾN SĨ-NHẠC TRƯỞNG
NGUYỄN BÁCH
Sài Gòn, 06/08/2019 mộc.quốckhanh
1. Sách “Thuật
ngữ âm nhạc” phiên bản 2000:
Cách đây 19 năm tức vào giữa năm
2000, khi đi lang thang tới quầy kệ chuyên về âm nhạc trong một nhà sách lớn
nổi tiếng Sài Gòn, chúng tôi tình cờ thấy một quyển có nhan đề Thuật ngữ âm nhạc Anh-Đức-Việt của tác
giả Nguyễn Bách (NXB Âm nhạc, 2000).
Đó là một ấn phẩm dầy khoảng 300 trang, in khổ nhỏ (10 x 18 cm) như kiểu từ
điển bỏ túi.
Cầm lên đọc vài trang mục lục và
lời nói đầu của tác giả, chúng tôi cảm thấy “kết” và rinh ngay cuốn này về nhà.
Lúc đó những đầu sách nghiên cứu về học thuật âm nhạc ở dạng này chưa nhiều, mà
chủ yếu vẫn là những tuyển tập in các ca khúc nổi tiếng trong nước hoặc quốc
tế.
Bộ sách "Thuật ngữ âm nhạc" với 5 ngôn ngữ Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức của TS-Nhạc trưởng Nguyễn Bách |
Về nhà, chúng tôi nghĩ phải chi tác
giả làm thêm quyển Thuật ngữ âm nhạc bằng tiếng Pháp và lý tưởng nhất là ba
ngôn ngữ Anh-Pháp-Việt được xếp chung với nhau trong một ấn phẩm thì hay biết
mấy, vì tính phổ biến của chúng mà chúng tôi cũng đang có nhu cầu muốn học hỏi
và đối chiếu nhanh thuật ngữ Anh-Pháp xem như thế nào.
Thật bất ngờ, gần cuối năm 2000 tác
giả tung ra tiếp quyển Thuật ngữ âm nhạc
Ý-Pháp-Việt, dầy khoảng 400 trang, cũng in khổ nhỏ (NXB Âm nhạc, 2000). Tác
giả rất khéo léo khi tách ra hai ngoại ngữ thông dụng Anh-Pháp để bố trí trong
hai quyển riêng biệt, tạo hiệu quả
trong việc phổ biến công trình của mình.
2. Sách “Thuật
ngữ âm nhạc” phiên bản 2011:
Tới năm 2011, tức sau 11 năm kể từ
lúc ra mắt lần đầu tiên bộ Thuật ngữ âm nhạc vào năm 2000 và nhận được nhiều
góp ý của bạn đọc, Nguyễn Bách đã sửa chữa, bổ sung và biên soạn hai quyển sách
đó gộp chung thành một quyển Thuật ngữ
âm nhạc với 5 ngôn ngữ Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức (NXB Thanh Niên, 2011), dầy hơn
400 trang in khổ lớn hơn (14,5 x 20,5 cm).
Bộ sách "Thuật ngữ âm nhạc" với 5 ngôn ngữ Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức của TS-Nhạc trưởng Nguyễn Bách |
Là người viết lời giới thiệu cho ấn
phẩm tái bản lần hai của Nguyễn Bách (24/08/2011), chúng tôi nhận thấy bản biên
soạn năm 2011 của tác giả rất đáng được hoan nghênh vì:
1. Đóng góp không nhỏ vào việc giúp
người Việt tiếp cận với âm nhạc thế giới và ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi
cho người nước ngoài muốn tìm hiểu âm nhạc Việt Nam .
2. Tác giả đã sáng tạo sử dụng con số
làm trật tự chung cho các thứ tiếng. Cách giải quyết này đã đạt được 2 mục tiêu
như sau:
§ bình
đẳng hóa các ngôn ngữ Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức, vì tiếng nào cũng có thể “làm chủ”
để tra cứu ra các tiếng khác.
§ đơn
giản hóa cho người sử dụng vì không cần phải cầm một quyển tự điển nặng nề với
các phần Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Đức, Việt-Ý... và ngược lại.
Một
số điểm nổi bật của ấn bản 2011 so với ấn bản 2000:
1. Tiếng Việt được đặt lên trước bốn ngoại
ngữ Anh-Ý-Pháp-Đức, như một sự trân trọng hiển nhiên dành cho tiếng mẹ đẻ.
2. Thu thập hầu hết những từ ngữ thông
dụng (ít nhất trong lãnh vực âm nhạc) vào một bộ sách in khổ to thay vì in
thành hai tập như trước đây.
3. Ở Bảng tra cứu, các thuật ngữ được
ghi chú thêm ký hiệu (V), (A), (P), (Đ), (Ý) để độc giả biết các thuật ngữ đó
thuộc ngôn ngữ nào. Việc ghi chú này rất công phu, vì chiếm nhiều thời gian
biên soạn tới gần 10.000 thuật ngữ được sắp xếp trong 2284 số mục.
4. Có bổ sung phần âm nhạc truyền
thống Việt Nam .
Cho đến thời điểm đó, chưa có tự điển âm nhạc nào giúp cho việc tra cứu từ
tiếng Việt sang các tiếng khác, đặc biệt phần về âm nhạc Việt Nam .
5. Có bổ sung phần nhạc Jazz-Pop-Rock.
Giới thiệu sách "Thuật ngữ âm nhạc" của Nguyễn Bách Bài: mộc.quốckhanh | Nguồn: Tạp chí Âm nhạc Việt Nam, số 21, 2011) |
Dù tác giả khiêm tốn đặt tên ngắn
gọn cho quyển sách là Thuật ngữ âm nhạc,
nhưng chúng tôi nhận thấy với cấu trúc và độ dầy của quyển sách hơn 400 trang
này, có thể gọi đây là cuốn Tự điển Thuật ngữ âm nhạc.
3. Sách “Thuật
ngữ âm nhạc” phiên bản 2019:
Sau khi gặt hái nhiều thành công
ngoài mong đợi của phiên bản 2011 vì tính học thuật và tính tiện dụng trong tra
cứu thuật ngữ đa ngôn ngữ trong một ấn phẩm, Tiến sĩ-Nhạc trưởng Nguyễn Bách không
để cho giới nghiên cứu âm nhạc nghiêm túc và đặc biệt là đội ngũ giảng viên dạy
nhạc và các học trò của mình tại Trường
Âm nhạc B.A.C.H (B.A.C.H Music School, BMS) phải chờ đợi lâu thêm nữa.
Đầu tháng 08/2019, tác giả đã hoàn
tất việc sửa chữa, bổ sung và cho tái bản lần ba Thuật ngữ âm nhạc dầy hơn với 450 trang khổ 14,5 x 20,5 cm (NXB Văn
hóa - Văn nghệ TP.HCM, 2019). Nếu dành chút ít thời gian và yêu mến âm nhạc
nghiêm túc, quý vị sẽ tự mình khám phá ấn phẩm mới này.
Bộ sách "Thuật ngữ âm nhạc" với 5 ngôn ngữ Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức của TS-Nhạc trưởng Nguyễn Bách |
Cầm trên tay quyển Thuật ngữ âm nhạc phiên bản 2019 rất
trang nhã được chính tác giả ký tặng, chúng tôi xin phép ghi trích đoạn lời
giới thiệu của PGS. TS. Trần Thế Bảo:
“Trong lần tái bản thứ ba này, với
kinh nghiệm của một nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà soạn nhạc, nhà sư phạm và nhạc
trưởng, Tiến sĩ Nguyễn Bách đã bổ sung khoảng 300 mục từ liên quan đến chuyên
ngành “Công nghệ Âm nhạc” bằng tiếng Anh, có giải thích súc tích, rất tiện
cho các bạn trẻ và những chuyên viên muốn học hỏi, ứng dụng công nghệ trong âm
nhạc.
Cho đến nay, số từ
điển thuật ngữ âm nhạc có lẽ chỉ đếm được trên một bàn tay. Đặc biệt, từ điển
có đề cập đến thuật ngữ chuyên ngành công nghệ âm nhạc thì lại càng chưa
có. Chúng tôi trân trọng giới thiệu với độc giả công trình độc đáo và tâm
huyết của Tiến sĩ Nguyễn Bách, một đóng góp bổ ích, một bạn đường đáng tin cậy
cho những ai hoạt động âm nhạc”.
Quyển Thuật ngữ âm nhạc tái bản lần ba này ra mắt với công chúng sau khi
Ban giám hiệu BMS và các học viên trẻ tuổi tài năng của trường đoạt tới 12 giải
piano quốc tế tại nhà hát Concertgebouw (Amsterdam, Hà Lan) nhân buổi hòa nhạc Winner
Concert để trao giải âm nhạc quốc tế Grand Prix Virtuoso Awards 2019 được tổ
chức vào giữa tháng 07/2019./.
_______________
moäc .
quoáckhanh
(a.k.a. Kingsley Truman Tran)
gìn Nàng giữ Nhạc | gìn Lộc
giữ Lời | gìn Đời
giữ Đạo
☎ 09 06 99
99 00
No comments:
Post a Comment