Monday, August 5, 2019

Giới thiệu ấn bản mới (2019): “THUẬT NGỮ ÂM NHẠC – VIỆT/ ANH/ Ý/ PHÁP/ ĐỨC” của TS-Nhạc trưởng NGUYỄN BÁCH

GIỚI THIỆU ẤN BẢN MỚI (2019)
“THUẬT NGỮ ÂM NHẠC – VIỆT/ ANH/ Ý/ PHÁP/ ĐỨC”
CỦA TIẾN SĨ-NHẠC TRƯỞNG NGUYỄN BÁCH



Sài Gòn, 06/08/2019                                         mộc.quốckhanh
  
1.   Sách “Thuật ngữ âm nhạc” phiên bản 2000:
Cách đây 19 năm tức vào giữa năm 2000, khi đi lang thang tới quầy kệ chuyên về âm nhạc trong một nhà sách lớn nổi tiếng Sài Gòn, chúng tôi tình cờ thấy một quyển có nhan đề Thuật ngữ âm nhạc Anh-Đức-Việt của tác giả Nguyễn Bách (NXB Âm nhạc, 2000). Đó là một ấn phẩm dầy khoảng 300 trang, in khổ nhỏ (10 x 18 cm) như kiểu từ điển bỏ túi.
Cầm lên đọc vài trang mục lục và lời nói đầu của tác giả, chúng tôi cảm thấy “kết” và rinh ngay cuốn này về nhà. Lúc đó những đầu sách nghiên cứu về học thuật âm nhạc ở dạng này chưa nhiều, mà chủ yếu vẫn là những tuyển tập in các ca khúc nổi tiếng trong nước hoặc quốc tế.

Bộ sách "Thuật ngữ âm nhạc" với 5 ngôn ngữ
Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức của TS-Nhạc trưởng Nguyễn Bách

Về nhà, chúng tôi nghĩ phải chi tác giả làm thêm quyển Thuật ngữ âm nhạc bằng tiếng Pháp và lý tưởng nhất là ba ngôn ngữ Anh-Pháp-Việt được xếp chung với nhau trong một ấn phẩm thì hay biết mấy, vì tính phổ biến của chúng mà chúng tôi cũng đang có nhu cầu muốn học hỏi và đối chiếu nhanh thuật ngữ Anh-Pháp xem như thế nào.
Thật bất ngờ, gần cuối năm 2000 tác giả tung ra tiếp quyển Thuật ngữ âm nhạc Ý-Pháp-Việt, dầy khoảng 400 trang, cũng in khổ nhỏ (NXB Âm nhạc, 2000). Tác giả rất khéo léo khi tách ra hai ngoại ngữ thông dụng Anh-Pháp để bố trí trong hai quyển riêng biệt, tạo hiệu quả trong việc phổ biến công trình của mình.

2.   Sách “Thuật ngữ âm nhạc” phiên bản 2011:
Tới năm 2011, tức sau 11 năm kể từ lúc ra mắt lần đầu tiên bộ Thuật ngữ âm nhạc vào năm 2000 và nhận được nhiều góp ý của bạn đọc, Nguyễn Bách đã sửa chữa, bổ sung và biên soạn hai quyển sách đó gộp chung thành một quyển Thuật ngữ âm nhạc với 5 ngôn ngữ Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức (NXB Thanh Niên, 2011), dầy hơn 400 trang in khổ lớn hơn (14,5 x 20,5 cm).

Bộ sách "Thuật ngữ âm nhạcvới 5 ngôn ngữ
Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức của TS-Nhạc trưởng Nguyễn Bách

Là người viết lời giới thiệu cho ấn phẩm tái bản lần hai của Nguyễn Bách (24/08/2011), chúng tôi nhận thấy bản biên soạn năm 2011 của tác giả rất đáng được hoan nghênh vì:
1. Đóng góp không nhỏ vào việc giúp người Việt tiếp cận với âm nhạc thế giới và ngược lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài muốn tìm hiểu âm nhạc Việt Nam.
2. Tác giả đã sáng tạo sử dụng con số làm trật tự chung cho các thứ tiếng. Cách giải quyết này đã đạt được 2 mục tiêu như sau:
§ bình đẳng hóa các ngôn ngữ Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức, vì tiếng nào cũng có thể “làm chủ” để tra cứu ra các tiếng khác.
§ đơn giản hóa cho người sử dụng vì không cần phải cầm một quyển tự điển nặng nề với các phần Việt-Anh, Việt-Pháp, Việt-Đức, Việt-Ý... và ngược lại.

Một số điểm nổi bật của ấn bản 2011 so với ấn bản 2000:
1. Tiếng Việt được đặt lên trước bốn ngoại ngữ Anh-Ý-Pháp-Đức, như một sự trân trọng hiển nhiên dành cho tiếng mẹ đẻ.
2. Thu thập hầu hết những từ ngữ thông dụng (ít nhất trong lãnh vực âm nhạc) vào một bộ sách in khổ to thay vì in thành hai tập như trước đây.
3. Ở Bảng tra cứu, các thuật ngữ được ghi chú thêm ký hiệu (V), (A), (P), (Đ), (Ý) để độc giả biết các thuật ngữ đó thuộc ngôn ngữ nào. Việc ghi chú này rất công phu, vì chiếm nhiều thời gian biên soạn tới gần 10.000 thuật ngữ được sắp xếp trong 2284 số mục.
4. Có bổ sung phần âm nhạc truyền thống Việt Nam. Cho đến thời điểm đó, chưa có tự điển âm nhạc nào giúp cho việc tra cứu từ tiếng Việt sang các tiếng khác, đặc biệt phần về âm nhạc Việt Nam.
5. Có bổ sung phần nhạc Jazz-Pop-Rock.

Giới thiệu sách "Thuật ngữ âm nhạc" của Nguyễn Bách
Bài: mộc.quốckhanh   |   Nguồn: Tạp chí Âm nhạc Việt Nam, số 21, 2011)

Dù tác giả khiêm tốn đặt tên ngắn gọn cho quyển sách là Thuật ngữ âm nhạc, nhưng chúng tôi nhận thấy với cấu trúc và độ dầy của quyển sách hơn 400 trang này, có thể gọi đây là cuốn Tự điển Thuật ngữ âm nhạc.

3.   Sách “Thuật ngữ âm nhạc” phiên bản 2019:
Sau khi gặt hái nhiều thành công ngoài mong đợi của phiên bản 2011 vì tính học thuật và tính tiện dụng trong tra cứu thuật ngữ đa ngôn ngữ trong một ấn phẩm, Tiến sĩ-Nhạc trưởng Nguyễn Bách không để cho giới nghiên cứu âm nhạc nghiêm túc và đặc biệt là đội ngũ giảng viên dạy nhạc và các học trò của mình tại Trường Âm nhạc B.A.C.H (B.A.C.H Music School, BMS) phải chờ đợi lâu thêm nữa.
Đầu tháng 08/2019, tác giả đã hoàn tất việc sửa chữa, bổ sung và cho tái bản lần ba Thuật ngữ âm nhạc dầy hơn với 450 trang khổ 14,5 x 20,5 cm (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM, 2019). Nếu dành chút ít thời gian và yêu mến âm nhạc nghiêm túc, quý vị sẽ tự mình khám phá ấn phẩm mới này.

Bộ sách "Thuật ngữ âm nhạcvới 5 ngôn ngữ
Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức của TS-Nhạc trưởng Nguyễn Bách

Cầm trên tay quyển Thuật ngữ âm nhạc phiên bản 2019 rất trang nhã được chính tác giả ký tặng, chúng tôi xin phép ghi trích đoạn lời giới thiệu của PGS. TS. Trần Thế Bảo:

Trong lần tái bản thứ ba này, với kinh nghiệm của một nhà nghiên cứu âm nhạc, nhà soạn nhạc, nhà sư phạm và nhạc trưởng, Tiến sĩ Nguyễn Bách đã bổ sung khoảng 300 mục từ liên quan đến chuyên ngành “Công nghệ Âm nhạc” bằng tiếng Anh, có giải thích súc tích, rất tiện cho các bạn trẻ và những chuyên viên muốn học hỏi, ứng dụng công nghệ trong âm nhạc.
Cho đến nay, số từ điển thuật ngữ âm nhạc có lẽ chỉ đếm được trên một bàn tay. Đặc biệt, từ điển có đề cập đến thuật ngữ chuyên ngành công nghệ âm nhạc thì lại càng chưa có.  Chúng tôi trân trọng giới thiệu với độc giả công trình độc đáo và tâm huyết của Tiến sĩ Nguyễn Bách, một đóng góp bổ ích, một bạn đường đáng tin cậy cho những ai hoạt động âm nhạc”.

Quyển Thuật ngữ âm nhạc tái bản lần ba này ra mắt với công chúng sau khi Ban giám hiệu BMS và các học viên trẻ tuổi tài năng của trường đoạt tới 12 giải piano quốc tế tại nhà hát Concertgebouw (Amsterdam, Hà Lan) nhân buổi hòa nhạc Winner Concert để trao giải âm nhạc quốc tế Grand Prix Virtuoso Awards 2019 được tổ chức vào giữa tháng 07/2019./.
  
_______________
moäc . quoáckhanh
(a.k.a. Kingsley Truman Tran)
gìn Nàng giữ Nhạc  |  gìn Lộc giữ Lời  |  gìn Đời giữ Đạo

[Music Blog]   : mocquockhanh.blogspot.com
[Finance Blog]: mocphuckhang.blogspot.com
[Zen Blog]       : mocthekhong.blogspot.com
[E-mail]           : moc.quockhanh@gmail.com
09 06 99 99 00

Wednesday, January 9, 2019

[music] NUỐI TIẾC by Trịnh Nam Sơn

BUÔNG NUỐI TIẾC, BỎ BÍ QUYẾT!
NO REGRETS, NO SECRETS!


Giả bộ chúng tôi rảnh rỗi sinh nông nổi hỏi bạn có đang nuối tiếc chuyện gì, hy vọng câu trả lời sẽ là KHÔNG. Giả đò nếu lỡ may bạn rơi vào hoàn cảnh chẳng đánh mà khai là , thì quả thật rất đau cái đầu.

Thử xem nào, nuối tiếc
điều gì (What), tại ai (Who), khi nào (When), vì sao (Why), như thế nào (How), trong bao lâu (How long). Nếu cứ để tâm trí mình suy nghĩ liên tục về một đống những câu hỏi chát chúa - chồng chất - chua chát đó, bạn đang khoét sâu vào nỗi đau của chính mình, mà lúc đầu nó chỉ là một vết xước ngoài da rất nhẹ.

Tác giả tại B.A.C.H Music School (BMS) Dalat
Ô hay, nếu giả vờ sống với cách thức cũ kỹ đó trong một thời gian kéo dài mà chẳng giúp ích được gì cho cuộc mưu cầu hạnh phúc của đời mình, sao bạn không một lần thử một cách mới khác, đó là buông nuối tiếc.

Một khi đã quyết định buông bỏ, chắc chắn nồng độ của sự nuối tiếc sẽ phai nhạt dần theo năm tháng cho đến khi tan biến hoàn toàn, không còn đeo bám bạn nữa. Nó chỉ đeo bám bạn
dai như đĩa đói, dài như xem bói, dãi như muốn ói, dại như hoang sói khi bạn ngồi nhấm nháp, liếm láp vào cái vết thương nuối tiếc do chính mình khuếch đại to tướng, tinh tướng thêm mà thôi.

Buông nuối tiếc không thôi chưa đủ mà chúng ta còn phải tiến thêm một bước nữa, đó là: bỏ bí quyết. Tại sao lại như vậy?

Trước hết, “BUÔNG NUỐI TIẾC, BỎ BÍ QUYẾT” là một cặp từ khóa được tác hợp chung với nhau để chuyển ngữ sang tiếng Anh “NO REGRETS, NO SECRETS”.

Bạn không thấy các cặp từ khóa Việt-Anh được gieo vần với nhau một cách tinh tế và điệu nghệ hay sao? Chúng hòa quyện vào nhau, cho ta một cảm giác thật nhẹ lòng. Đó là giây phút đùa vui giải trí, giờ là ván bài lật ngửa tâm trí nhé.


Nếu ai đó nói rằng mình đang níu giữ nuối tiếc, đáp: thành thật chia buồn tức tưởi!

Nếu ai đó nói rằng mình đang nắm giữ bí quyết, đập: đúng bọn con buôn tanh tưởi!


Lại hỏi dồn hỏi dập tại sao lại như vậy nữa chứ gì…???

Tác giả tại B.A.C.H Music School (BMS) Dalat

Thực ra, sau khi chúng tôi đã khai đề cho phần nuối tiếc, giờ bạn dư sức tự kết đề cho phần bí quyết. Nhưng thôi, không hề có cái tâm làm khó bạn một cách không cần thiết làm gì. Đã có câu trả lời cho phần nuối tiếc rồi, vậy giờ ta chỉ tập trung cho phần bí quyết nữa là xong luôn bộ phim với kết cục có hậu nhé.

Bạn thử nghĩ xem ai có bao nhiêu bí quyết, nắm giữ được chúng không và nắm giữ trong bao lâu? Hầu như là không có, nếu không muốn nói chắc cú là không có. Này nhé, những bí quyết tinh xảo nhất trong ảo thuật cũng được phơi bày hết trơn, những bí quyết xảo thuật nhất trong điện ảnh cũng được bóc mẻ hết trọi. Đó là chưa kể đến những kinh điển muôn đời dạy cho ta nghệ thuật sống tuyệt vời, chiếu rọi khắp muôn nơi, dưới ánh sáng mặt trời.

Vậy, nếu có ai đó bảo bạn đến đây để nghe chia sẻ về bí quyết làm giàu, bí quyết chơi đàn hay bất cứ cái thứ bí quyết nào đấy, thì đừng bao giờ vội tin. Vì sao? Bí quyết mà chia sẻ bung lụa ra hết cho bàn dân thiên hạ thì về bản chất có cái quái gì gọi bí quyết, bí mật đây.

Điều đó dẫn dắt ta đến một lập luận vô cùng vững chắc rằng trên đời này chẳng bao giờ có một ai đó lại hội đủ năng lực nắm giữ các bí quyết của vũ trụ cho riêng bản thân mình được, mà vốn dĩ luôn rộng mở cho toàn thể nhân loại. Nói cách khác, các bí quyết của thế nhân luôn rực rỡ dưới ánh sáng thăng hoa, còn các bí quyết của gian nhân luôn rã rượi trong bóng tối thảm họa. Đó chẳng phải là một phần của chân lý hay sao?

Thế nên, công việc của chúng ta đơn giản chỉ là biết cách học hỏi chăm chỉ và ứng dụng nhuần nhuyễn về kỹ thuật, xảo thuật, ảo thuật, phép thuật, nghệ thuật một cách có đạo đức và trí tuệ mà thôi. Vậy là xong thước phim đẹp tuyệt vời về phần buông nuối tiếc và phần bỏ bí quyết rồi nhé.

* * * * *

Nếu bạn đã đọc đến đây có lẽ nào không “khuyến mãi” thêm phần nghệ thuật nhỉ? Có bao giờ bạn nhìn thấy một ai đó chơi đàn bài “Nuối tiếc” mà trong lòng chẳng hề tiếc nuối một tí tẹo nào không?

Có đấy bạn ạ, nhiều là đằng khác. Một khi bạn đang sống trong tâm trạng tuyệt vời “
buông nuối tiếc, bỏ bí quyết” (no regrets, no secrets) thì tự nhiên cái thấy biết, cái cảm nhận của mình sẽ ngày càng tỏ tường và tinh tế hơn mà thôi.

Tác giả tại B.A.C.H Music School (BMS) Dalat

Đàn bài “Nuối tiếc” mà lòng không tiếc nuối nghĩa là chơi đàn là chơi đàn thế thôi, yêu nàng là yêu nàng thế nhé, việc gì phải bận tâm nghĩ suy toan tính, cớ sao phải bận lòng tính toán tư duy. Nói rộng ra, thế giới ngoại cảnh không thể nào tác động hay gây ảnh hưởng tiêu cực đến thế giới nội tâm trừ phi ta chọn tư thế gục ngã, trừ phi ta lựa tâm thế sa ngã.

QUYỀN NĂNG LỰA CHỌN đang nằm trong tay tôi cũng là trong tay bạn, đừng bao giờ vứt bỏ nó mà hãy trân trọng quyền năng đó một cách quyết liệt nhất, một cách mãnh liệt nhất!

Yên tâm đi, sắp kết rồi. Bạn có tin tưởng hay thích thú về những lời bay bổng bay bướm nói trên hay không, điều đó không quan trọng đối với chúng tôi lắm đâu. Điều quan trọng ngay bây giờ và ngay tại đây đó là chúng tôi sắp sửa phục vụ bạn một bản dương cầm âm thầm ngay dưới đây, ngõ hầu rót vào đôi tai bạn những giọt âm thanh đời ngọt mật wá mợi. Công việc còn lại của bạn chỉ là tự thư giãn sâu lắng với chính tiềm thức của mình ngang qua chủ đề:

Buông nuối tiếc, Bỏ bí quyết
No regrets, No secrets

* Song title: Nuối tiếc
* Words & Music: Trịnh Nam Sơn
* Piano: mộc.quốckhanh (Kingsley Truman Tran)
* Venue: B.A.C.H Music School (BMS) Dalat, No. 18 Nguyen Luong Bang Str., Ward 2, Dalat City, Vietnam, http://bach.edu.vn

Musically yours,
-----
moäc . quoáckhanh
(a.k.a. Kingsley Truman Tran)
gìn Nàng giữ Nhạc  |  gìn Lộc giữ Lời  |  gìn Đời giữ Đạo

[Music Blog]   : mocquockhanh.blogspot.com
[Finance Blog]: mocphuckhang.blogspot.com
[Zen Blog]       : mocthekhong.blogspot.com
[E-mail]           : moc.quockhanh@gmail.com
09 06 99 99 00


Sunday, January 6, 2019

[piano] THÀNH PHỐ BUỒN by Lam Phương


[video] Thành Phố Buồn

https://youtu.be/shWxByvsRl4

NGÀY CHÚA NHẬT NGÀY CỦA RIÊNG MÌNH!

* Song title: Thành Phố Buồn
* Words & Music: by Lam Phương
* Stylist: Mộc Khuyên (Kylie Truman Tran)
* Piano: mộc.quốckhanh (Kingsley Truman Tran)
* Venue: B.A.C.H Music School (BMS) Dalat, No. 18 Nguyen Luong Bang Str., Ward 2, Dalat City, Vietnam.



Mộc Khuyên (Kylie Truman Tran)
mộc.quốckhanh (Kingsley Truman Tran)
Mộc Thanh Nga (Nancy Truman Tran)
B.A.C.H Music School, Dalat City (BMS Dalat)

Musically yours,
-----
moäc . quoáckhanh
(a.k.a. Kingsley Truman Tran)
gìn Nàng giữ Nhạc  |  gìn Lộc giữ Lời  |  gìn Đời giữ Đạo

[Music Blog]   : mocquockhanh.blogspot.com
[Finance Blog]: mocphuckhang.blogspot.com
[Zen Blog]       : mocthekhong.blogspot.com
[E-mail]           : moc.quockhanh@gmail.com
09 06 99 99 00