Giới thiệu sách Thuật ngữ âm nhạc của Nguyễn Bách (2011)
24/08/2011 ThS.
Trần Trọng Quốc Khanh
Cách đây hơn 10 năm, tôi đã thích
thú tìm đọc quyển Thuật ngữ âm nhạc
Anh-Đức-Việt của tác giả Nguyễn Bách
vào giữa năm 2000. Lúc đó, tôi nghĩ phải chi có thêm quyển Thuật ngữ âm nhạc
bằng tiếng Pháp và lý tưởng nhất là ba ngôn ngữ Anh-Pháp-Việt nên được xếp
chung trong một quyển sách, vì tính phổ biến của chúng. Quả thật, gần cuối năm
2000 tác giả tung ra tiếp quyển Thuật
ngữ âm nhạc Ý-Pháp-Việt. Tác giả đã rất khéo léo khi tách hai ngoại ngữ
thông dụng Anh-Pháp ra để bố trí trong hai quyển sách riêng biệt. Làm như vậy việc phổ biến công trình của mình sẽ
có hiệu qủa hơn.
Sau hơn 10 năm ra mắt hai quyển
Thuật ngữ âm nhạc nói trên và nhận được nhiều góp ý của bạn đọc, tác giả đã sửa
chữa, bổ sung và biên soạn hai quyển sách này thành một bộ Thuật ngữ âm nhạc với 5 ngôn ngữ Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức.
![]() |
Bìa sách "Thuật ngữ âm nhạc" của Nguyễn Bách |
Bản
biên soạn mới này rất đáng hoan nghênh:
1. Đóng
góp không nhỏ vào việc giúp người Việt tiếp cận với âm nhạc thế giới và ngược
lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài muốn tìm hiểu âm nhạc Việt Nam .
2. Tác
giả đã sáng tạo sử dụng con số làm trật tự chung cho các thứ tiếng. Cách giải
quyết này đã đạt được 2 mục tiêu như sau:
§ bình đẳng hóa các ngôn ngữ
Việt-Anh-Ý-Pháp-Đức, vì tiếng nào cũng có thể "làm chủ" để tra cứu ra
các tiếng khác.
§ đơn giản hóa cho người sử dụng vì
không cần phải cầm một quyển tự điển nặng nề với các phần Việt-Anh, Việt-Pháp,
Việt-Đức, Việt-Ý... và ngược lại.
Một
số điểm nổi bật của ấn bản mới so với bản cũ:
1. Tiếng
Việt được đặt lên trước 4 ngoại ngữ Anh-Ý-Pháp-Đức, như một sự trân trọng hiển
nhiên dành cho tiếng mẹ đẻ.
2. Thu
thập hầu hết những từ ngữ thông dụng (ít nhất trong lãnh vực âm nhạc) vào 1 bộ
sách in khổ giấy to thay vì in thành 2 tập như trước đây.
3. Ở
Bảng tra cứu, các thuật ngữ được ghi chú thêm ký hiệu (V), (A), (P), (Đ), (Ý)
để độc giả biết các thuật ngữ đó thuộc ngôn ngữ nào. Việc ghi chú này rất công
phu, vì chiếm nhiều thời gian biên soạn tới gần 10.000 thuật ngữ được sắp xếp
trong 2284 số mục.
4. Có
bổ sung phần âm nhạc truyền thống Việt Nam . Cho đến nay, chưa có tự điển
âm nhạc nào giúp cho việc tra cứu từ tiếng Việt sang các tiếng khác, đặc biệt
phần về âm nhạc Việt Nam .
5. Có
bổ sung phần nhạc Jazz-Pop-Rock.
Dù tác giả khiêm tốn đặt tên ngắn
gọn cho quyển sách là Thuật ngữ âm nhạc,
nhưng tôi nhận thấy với cấu trúc và độ dầy của quyển sách gần 400 trang này, có
thể gọi đây là cuốn Tự điển Thuật ngữ âm nhạc.
Ngoài ra, nói về Thạc sĩ-Nhạc
trưởng Nguyễn Bách, có lẽ cũng cần điểm lại một số công trình nghiên cứu chính
yếu mà trước đó chưa có ai khởi xướng:
1. Với vai trò nhà viết sách nghiên cứu:
Anh đã bắt đầu bằng quyển sách Hòa âm truyền thống từ Thời cổ điển đến Thời hiện đại (1997). Đây
là công trình đầu tiên về lý thuyết hòa âm chuyên sâu (trong số rất
ít tác giả viết về đề tài này), trong đó có minh họa hơn 500 ví dụ tiêu biểu của
nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới.
- Bộ
sách Thuật ngữ Âm nhạc bằng 5 thứ
tiếng Anh/Pháp/Đức/Ý/Việt (2000) với kiểu tra cứu độc đáo giúp cho ngôn ngữ nào
cũng có thể trở thành tiếng chuẩn để tra cứu. Đây cũng là công trình đầu tiên ở
trong nước.
- Cho
đến nay, quyển sách Sổ tay kỹ thuật
phòng thu viết cho Tủ sách Âm nhạc Điện toán của NXB Âm Nhạc (2002) vẫn được
xem là cẩm nang đầu tiên tại Việt Nam cho đề tài kỹ thuật âm thanh, phòng thu
và âm nhạc điện toán.
2. Với vai trò nhà tổ chức biểu diễn:
- Dự
án “Hát vang tiếng đàn” (2009) với
sự ra đời của nhóm The CREDO nhằm thúc
đẩy và quảng bá âm nhạc kinh điển đến với công chúng bình dân. Có thể nói, anh
là người đầu tiên can đảm dấn thân vào lĩnh vực này theo hướng mới “phải chú
tâm đến việc công chúng thích nghe gì, thay vì áp đặt họ phải nghe cái mình
đang có”.
Musically yours,
-----
mộc.quốckhanh
mộc.quốckhanh
(a.k.a. Kingsley Truman Tran)
moc.quockhanh@gmail.com
09 06 99 99 00
moc.quockhanh@gmail.com
09 06 99 99 00
f/ mocquockhanh | f/ mocthekhong